Các tổ chức và doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt với mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong việc cung cấp dịch vụ kinh doanh. Vì vậy, việc tiếp cận thị trường thông qua hoạt động marketing dịch vụ là điều cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng WebChuan tìm hiểu về marketing dịch vu là gì nhé!
Mục lục
Marketing dịch vụ là gì?
Marketing dịch vụ (Service Marketing) là các hoạt động được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ. Để đạt được mục tiêu này, các hoạt động mua bán và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp cần được thực hiện một cách hiệu quả.
Để làm được điều đó, Service Marketing phải tiến hành nghiên cứu và xác định các nhu cầu liên quan đến dịch vụ mà khách hàng, người tiêu dùng quan tâm. Các hoạt động cụ thể bao gồm:
- Nghiên cứu về nhu cầu, đặc điểm và các yếu tố chi phối thị trường mục tiêu.
- Thực hiện các hoạt động thỏa mãn nhu cầu đó một cách hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Cân bằng quan hệ giữa dịch vụ và nhu cầu, sự thay đổi của khách hàng.
- Cân bằng lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội để đạt được sự phát triển bền vững.
So sánh giữa Marketing dịch vụ và Marketing sản phẩm
Có thể thấy sự khác biệt giữa Marketing dịch vụ và sản phẩm được mô tả như sau:
Marketing sản phẩm
Marketing sản phẩm có thể được miêu tả như sau:
- Đây là hình thức Marketing dễ thực hiện hơn so với Marketing dịch vụ vì sản phẩm là vật chất thực tế.
- Người tiêu dùng có thể dễ dàng trải nghiệm và hiểu được tính năng của sản phẩm hơn.
- Sản phẩm hữu hình cho phép người dùng thử nghiệm và đổi trả trong một khoảng thời gian nhất định.
- Mục tiêu của Marketing sản phẩm là cung cấp giá trị và giải quyết các vấn đề của thị trường mục tiêu một cách nhanh chóng nhất.
Marketing dịch vụ
Marketing dịch vụ có thể được miêu tả như sau:
- Đây là hình thức Marketing khó thực hiện hơn so với Marketing sản phẩm vì các sản phẩm là vô hình và khó định giá giá trị tức thời cho khách hàng.
- Quyết định mua hàng của khách hàng có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn tùy thuộc vào nỗ lực của đội ngũ Marketer.
- Mục tiêu chung của Marketing dịch vụ là tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng lòng tin trong thị trường.
Bản chất của Marketing dịch vụ
Marketing dịch vụ sẽ tập trung vào ba yếu tố chính bao gồm con người, yếu tố vật chất và quá trình cung cấp dịch vụ. Cụ thể, điều này có thể được miêu tả như sau:
Yếu tố con người
- Yếu tố quyết định, đặc biệt trong việc tiếp xúc với khách hàng, là rất quan trọng đối với Marketing sản phẩm dịch vụ, đặc biệt đối với nhân sự tuyến đầu (thường là đội ngũ tư vấn viên) vừa tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ vừa bán hàng.
- Hành vi, lời nói, cử chỉ, trang phục,… của họ sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của khách hàng. Vì vậy, yếu tố con người trong Marketing dịch vụ cần được đặc biệt chú trọng.
Yếu tố hữu hình
Sản phẩm dịch vụ có một nhược điểm lớn là sự vô hình của nó. Do đó, các yếu tố hữu hình như Physical Evidence cần được coi trọng hơn.
Các yếu tố này bao gồm địa điểm thực hiện giao dịch, nhân viên, phương tiện, thiết bị, hình ảnh quảng cáo và nhiều yếu tố khác.
Quá trình cung cấp dịch vụ
Yếu tố Process trong ngành dịch vụ bao gồm quá trình cung cấp và tiêu thụ dịch vụ, hai quá trình này thường diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, khách hàng không chỉ quan tâm đến kết quả của dịch vụ mà còn quan tâm đến quá trình mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Quá trình cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và cảm nhận của khách hàng, đó là lý do tại sao Process là một yếu tố quan trọng trong Marketing dịch vụ.
Một số gợi ý về Marketing dịch vụ
Có một số gợi ý hữu ích sau đây để hoạt động Marketing cho dịch vụ đạt hiệu quả
- Sử dụng Email Marketing: Email Marketing phù hợp với các sản phẩm dịch vụ như khóa học và những dịch vụ dành cho nhân viên văn phòng hoặc quản lý cấp cao.
- Viết blog: Cung cấp thông tin hữu ích về dịch vụ để tạo sự hữu ích và thu hút khách hàng.
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp người dùng và khách hàng tiềm năng tìm thấy bạn ngay trong 10 kết quả đầu tiên trên Google.
- Tận dụng mạng xã hội: Mạng xã hội mang đến nhiều cơ hội tiếp cận hơn với khách hàng tiềm năng, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ.
- Áp dụng các chương trình giữ chân khách hàng, ví dụ như voucher giảm giá, thẻ quà tặng.
- Không ngừng đổi mới các hoạt động Service Marketing. Đặc biệt, khi xu hướng quảng cáo và Marketing theo phong cách GenZ ngày càng phát triển doanh nghiệp cần phải thay đổi và cập nhật để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Bài viết liên quan: CTA Là Gì? Tại Sao CTA Lại Quan Trọng Trong SEO Và Marketing?
Đây là 4 vấn đề cần biết về hình thức Marketing dịch vụ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Marketing dịch vụ là gì. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của WebChuan để cập nhật thêm thông tin thú vị về lĩnh vực Marketing.