Nghệ thuật xin thôi việc

Tác giả: webchuan - 4 Tháng mười, 2018

Chuyên mục: VideoVideo marketing

Thôi việc không chỉ đơn giản là hành động bạn gửi đơn xin thôi việc, và nhận được sự chấp thuận của cấp trên rồi thu dọn hành lý chuẩn bị rời khỏi công ty, mà đó là cả một nghệ thuật ứng xử. Bạn cần có quá trình chuẩn bị và khéo léo giống như khi bạn tìm việc. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi xin thôi việc.

1. Tìm hiểu và cân nhắc kĩ 

Im lặng đến phút cuối:Nhiều người thường sẽ kể cho đồng nghiệp việc bạn muốn nhảy việc và đang tìm công ty ứng tuyển. Điều này có thể gây những hậu quả cho bạn. Những người khác hoặc cấp trên nếu nghe thấy tin này sẽ cho rằng bạn là một người phản bội, họ sẽ không xem trọng bạn và bỏ những cơ hội cho bạn như thăng tiến, lương thưởng,… Vì thế, tốt nhất là bạn hãy giữ bí mật đến phút cuối.

Nắm rõ Luật: Hãy chắc chắn là bạn đã nắm được phổ biến luật Lao động của doanh nghiệp, nhất là quy định về thôi việc. Thường những công ty yêu cầu nhân viên muốn thôi việc phải báo trước thời gian ít nhất là 1 tháng, tùy theo lý do mà bạn xin nghỉ việc theo quy định của Bộ luật Lao Động hiện hành.

Viết đơn xin nghỉ việc:Đừng nên viết đơn xin nghỉ việc qua loa, mà hãy dành một chút thời gian và công sức cho việc này để chứng tỏ sự tôn trọng của bạn, đồng thời thể hiện trách nhiệm của bạn. Hãy cảm ơn về những điều tốt đẹp mà bạn có được trong thời gian làm việc cho công ty.

Lý do ra đi:Đừng đưa ra lý do quá tế nhị, mà hãy tìm một lý do nào khác dễ chịu hơn và cấp trên có thể chấp nhận được. Ví dụ như bạn ra đi vì bức xúc với đồng nghiệp, đó chỉ là thái độ nóng giận nhất thời, bạn có thể trình bày với cấp trên trước khi gửi đơn thôi việc, nếu vẫn chưa được giải quyết hãy lấy lý do rằng bạn không phù hơp với môi trường này nữa.

 Nghe thuat xin thoi viec 1
Cần chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi gửi đơn xin nghỉ việc

2. Làm việc chuyên nghiệp cho đến ngày cuối cùng

Cho dù bạn đã gửi đơn xin nghỉ việc, bạn cũng nên thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc cho đến ngày cuối cùng. Bạn không nên bê trễ hay có thái độ bất cần, thiếu hợp tác và không tập trung vào công việc. Thay vào đó, hãy làm tốt các công việc của bạn, bàn giao đầy đủ những tài liệu, kiến thức nghiệp vụ cho những người sẽ đảm nhận công việc thay bạn với một thái độ hòa nhã, thân thiện và tôn trọng mọi người.

Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh nếu bạn làm cho những người ở lại khó chịu, hoặc là bạn sẽ bi kéo dài thời gian để được chính thức chấp thuận nghỉ, hoặc những người quản lý của công ty cũ sẽ liên hệ với những người quản lý ở công ty mới nhận xét những điều không hay về bạn.

3. Giữ mối quan hệ tốt với công ty cũ

Vào những lúc như thế này, bạn cần bày tỏ thiện chí sẵn sàng ở lại giúp công ty thêm một thời gian nữa, nhưng tối đa không quá 3 tháng. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì tốt mối quan hệ với các đồng nghiệp trong công ty, không nên tỏ ra cách biệt hay tỏ ra cao ngạo vì bản thân đã tìm được một việc khác tốt hơn.

Nghe thuat xin thoi viec 2
Giữ mối quan hệ tốt với công ty cũ

4. Nhiệt tình bàn giao công việc của bạn

Mỗi công việc đều có những tính chất riêng biệt và không phải khía cạnh nào trong công việc cũng có thể lưu trữ bằng file hay bản giấy. Vì vậy ngoài việc bạn bàn giao các đầu công việc kèm theo các tài liệu liên quan, hãy chia sẻ những kinh nghiệm làm việc của bạn. Từ đó, người tiếp nhận sẽ hiểu được công việc mà họ phải đảm nhận, cũng như ý kiến của bạn về việc làm thế nào thúc đẩy sự thành công của mảng việc này. Nếu làm được như vậy, sếp hiện tại của bạn sẽ rất biết ơn và tôn trọng bạn, vì thật sự bạn cũng luôn làm tốt cho công ty ngay cả khi bạn quyết định rời đi.

Xin thôi việc cũng như đi tìm việc, bạn cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi thực hiện. Hãy thể hiện bản thân là người có văn hóa và chuyên nghiệp đến lúc bạn rời khỏi công ty.

Có thể bạn cần