Có khá nhiều người hiện thắc mắc SSL là gì, liệu rằng chúng có chức năng như thế nào? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ SSL và tại sao chúng ta lại cần sử dụng SSL trong đời sống hãy cùng Web Chuẩn xem qua bài viết sau đây.
Mục lục
SSL là gì?
SSL viết tắt cho Secure Sockets Layer, đây là tiêu chuẩn của nền công nghệ bảo mật và truyền thông được mã hóa giữ máy chủ web (host) với trình duyệt web (client). Sự kết nối được hoạt động và luôn đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được truyền giữa bên client với host một cách riêng tư, toàn vẹn, bảo mật. SSL hiện nay đã được dùng bởi cả triệu trang web nhằm bảo vệ những giao dịch trực tuyến của họ với bên khách hàng.
Nếu như bạn đã từng thực hiện truy cập đến trang web có https:// ở trên thanh địa chỉ đồng nghĩa bạn đang tạo sự kết nối an toàn thông qua SSL. Ngoài ra, nếu có trang bán online thì SSL sẽ giúp cho bạn tạo lập sự tin tưởng với bên khách hàng cũng như bảo mật thông tin trao đổi qua lại giữa hai bên.
Bài viết liên quan: Một Số Lỗi Kỹ Thuật SEO Thường Gặp Nhất Và Cách Khắc Phục
Vai trò của SSL là gì?
SSL giúp bảo vệ các thông tin nhạy cảm khi chúng được truyền thông qua kết nối các mạng máy tính ở khắp thế giới. Bên cạnh đó còn có nhiều chức năng khác, để khám phá chi tiết hơn chúng ta cùng xem tiếp nội dung sau.
Mã hóa các thông tin nhạy cảm
SSL có vai trò giữ cho các thông tin nhạy cảm được tự động mã hóa khi gửi qua Internet và duy nhất bên người nhận đã chỉ định mới được phép hiểu chúng. Ngay lúc thông tin của bạn gửi lên Internet và truyền từ vị trí máy tính đến máy tính, rồi di chuyển sang máy chủ đích.
Bất kỳ máy tính nào nằm giữa bạn và máy chủ thì đều nhìn được số thẻ tín dụng, tên tài khoản và cả mật khẩu cùng nhiều thông tin khác khi chưa được mã hóa qua SSL.
Khi chứng chỉ SSL được dùng, mọi thông tin đều trở nên không thể đọc được đối với toàn bộ mọi người, trừ duy nhất máy chủ bên thông tin đang thực hiện gửi đến. Chính điều đó, hacker và các kẻ lấy cắp họ sẽ không thể đọc hoặc lấy trộm thông tin.
Mang đến sự tin cậy cho người dùng
HTTPS còn giúp chống lại các cuộc tấn công lừa đảo mạng. Đối với email lừa đảo được hiểu là email sẽ gửi từ phía người mạo danh trang web của bạn. Dạng email này sẽ thường có một link kết nối đến trang của tội phạm hoặc dùng Man-in-the-middle trên chính tên miền web.
Đối với các hacker thường rất khó có được một chứng chỉ SSL, nên nếu như trang web có SSL thì khả năng họ không thể mạo danh được website một cách hoàn hảo. Cũng như người dùng sẽ ít gặp phải trường hợp bị lừa đảo hơn.
Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Thiết Kế Website Theo Mẫu Tại Web Chuẩn – Chuẩn SEO
Cung cấp tính xác thực chuẩn
Hơn thế nữa mã hóa, một SSL Certificate thích hợp cung cấp tính xác thực. Việc này có thể hiểu là mình đang gửi thông tin đến chính xác máy chủ chứ không phải đang truyền đến kẻ mạo danh cố đánh cắp thông tin của bạn.
Nhà cung cấp SSL đảm bảo độ tin cậy sẽ chỉ cho phép cấp duy nhất một chứng chỉ SSL đến cho một công ty. Đồng thời, điều kiện công ty đó phải xác nhận rằng họ đã vượt qua vài cuộc kiểm tra danh tính. Chẳng hạn chứng nhận SSL như EV SSL Certificate thì yêu cầu xác nhận nhiều hơn so với các chứng nhận khác.
Người dùng có thể sử dụng SSL Wizard để thực hiện so sánh giữa các bên nhà cung cấp SSL hiện đã có sẵn trong đa phần những trình duyệt web.
Đối với trình duyệt web thông thường tạo ra một xác nhận cho phía nhà cung cấp SSL đang có các hành động cụ thể và có sự kiểm tra bởi bên thứ 3 dùng tiêu chuẩn như WebTrust.
>>> Xem thêm: Top 15 dịch vụ công ty Agency cung cấp cho doanh nghiệp
Cung cấp sự tin cậy cho thương hiệu
Những trình duyệt web thường cung cấp cho khách hàng dùng các tín hiệu để biết được rằng kết nối của mình đang có sự đảm bảo. Cụ thể chính là một biểu tượng ổ khóa hoặc có thể một thanh xanh lá cây.
Nhờ vào đấy, người khách họ sẽ tin tưởng trang web hơn, điều này làm tăng khả năng mua hàng và muốn gắn bó với website lâu hơn. Nhà cung cấp SSL sẽ tạo cho cho bạn một dấu hiệu tin cậy để giúp cho khách hàng có thể tin tưởng hơn nữa.
SSL được yêu cầu cho PCI Compliance
Để chấp nhận phần thông tin thẻ tín dụng tại website, người dùng phải vượt qua nhiều cuộc kiểm tra để có thể chứng minh rằng đang tuân đúng PCI Compliance. Một trong số các yêu cầu hiện nay chính là sử dụng SSL Certificate.
SSL đối với SEO
Google đã tạo ra thông báo rằng HTTPS chính là một tiêu chí giúp xếp hạng các website. Điều này có nghĩa là khi đưa ra kết quả cho người tìm kiếm thì trang web sở hữu SSL sẽ được ưu tiên hơn so với website cùng loại không SSL.
Xem thêm: Dịch Vụ Thiết Kế Web Theo Yêu Cầu – Giao Diện Khác Lạ Tính Năng Đặc Biệt Riêng
Nhược điểm của SSL là gì?
Bất cứ một nền công nghệ nào thì đều có ưu và nhược điểm tồn động lại. Vậy nhược điểm điểm của SSL là gì hãy cùng xem qua các thông tin sau:
- Chi phí khá cao: Khoản tiền từ việc thiết lập lên cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và cần sự xác nhận danh tính.
- Hiệu suất: Các thông tin được truyền tải đi đều được mã hóa, việc này làm tốn nhiều tài nguyên máy chủ so với không mã hóa.
Web Chuẩn hy vọng qua nội dung trên chắc hẳn bạn đã có thể hiểu SSL là gì cũng như vai trò của công nghệ này. Việc dùng SSL thích hợp hỗ trợ bảo vệ khách hàng, website, thông tin dữ liệu, xây dựng và duy trì thêm niềm tin cho khách hàng cũng như giúp bán thêm được nhiều hàng hơn.